Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình
Hành trình vô địch của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 thực tế đã phản ánh phần nào tiềm năng của lứa U.22 Việt Nam hiện tại.Trong số 26 cầu thủ được HLV Kim Sang-sik điền tên cho sân chơi Đông Nam Á, chỉ có Bùi Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất ra sân thường xuyên với 5 trận đá chính (tổng cộng 376 phút). Với 2 cầu thủ U.22 còn lại, Khuất Văn Khang đá chính 3 trận (tổng 209 phút), trong khi thủ môn Trần Trung Kiên không được sử dụng. Thành công của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn của lứa cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1998. Thế hệ này đã gánh vác bóng đá nước nhà từ năm 2018 đến nay, và có thể khoác áo tuyển thêm ít nhất 2, 3 năm. Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao trước sau cũng đến. Lứa U.22 sẽ tiếp nối đàn anh, nhưng ở thời điểm này, các cầu thủ trẻ chưa sẵn sàng. Đó là kết luận được HLV Kim Sang-sik đưa ra sau khi quan sát học trò tập luyện, thi đấu ở các đợt tập trung trước AFF Cup. Ông thẳng thắn nhìn nhận: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thi đấu tại V-League để nâng cao kinh nghiệm và trình độ". Trớ trêu là một số cầu thủ trẻ được thử lửa tại V-League (chủ yếu khoác áo HAGL và SLNA) lại ít khi được gọi lên tuyển. Còn các tuyển thủ trẻ lại rất ít được cọ xát đỉnh cao ở cấp CLB. Vĩ Hào có lẽ là ngoại lệ hiếm hoi đáp ứng được cả hai tiêu chí ra sân thường xuyên ở đội tuyển và CLB.Tại AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vô địch với nhiều tuyển thủ U.22 trong đội hình như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Nguyễn Tiến Linh, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu... Đấy chính là tính kế thừa cần có của một đội mạnh. Kinh nghiệm ở đội tuyển đã được lớp trẻ sau đó phát huy ở SEA Games, với chức vô địch thuyết phục năm 2019.Còn với sự kế thừa mong manh hiện tại, ông Kim Sang-sik phải huấn luyện lại lớp trẻ. Khó khăn cho U.22 Việt Nam là ở SEA Games 33, ban tổ chức không cho phép sử dụng cầu thủ quá tuổi. Không có chuyện lứa trẻ được đàn anh dìu dắt như ở SEA Games 30 hay 31. Tinh thần "tự lực cánh sinh" phải bắt đầu từ bây giờ. HLV Kim Sang-sik không thể yêu cầu các CLB dùng cầu thủ trẻ. Sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chiến lược dùng người của từng đội, cùng năng lực của từng cầu thủ. Cũng khó chờ đợi lứa U.22 hiện nay có thể "dục tốc bất đạt", bật lên đẳng cấp mới như thế hệ đàn anh.Những gì ông Kim cùng học trò cần làm là chuẩn bị tốt nhất có thể ở cấp đội tuyển. Tháng 3 tới, U.22 Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc để tham dự giải giao hữu quốc tế với sự góp mặt của 4 đội tuyển U.22, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, U.22 Việt Nam và hai đội tuyển U.22 khách mời chất lượng khác.Từ nay đến tháng 12 (thời điểm SEA Games 33 khởi tranh), U.22 Việt Nam còn 10 tháng chuẩn bị. Thuận lợi của U.22 Việt Nam là có thể chủ động lên kế hoạch tập trung, không phải phụ thuộc lịch FIFA Days như đội tuyển quốc gia trong năm 2025 (do đội tuyển đá vòng loại Asian Cup 2027). Các đợt huấn luyện dài hạn sẽ giúp ông Kim và học trò U.22 hiểu nhau hơn, tương tự những gì đội tuyển Việt Nam đã có ở chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik và VFF cần phân bổ quỹ thời gian hợp lý để vẫn chăm bẵm cho U.22, nhưng cần đảm bảo thành tích ở đội tuyển Việt Nam với vòng loại Asian Cup vốn không ít thách thức. Điều đó dẫn tới quan điểm cốt lõi: cần có kế hoạch chu toàn, cùng đội ngũ trợ lý đông đảo để hỗ trợ thầy Kim quản lý hiệu quả cả hai đội tuyển.Sau cùng, đấu pháp "cài răng lược", để đội tuyển Việt Nam và U.22 tập luyện xen kẽ ở các đợt tập trung là lựa chọn phù hợp để ông Kim giúp cầu thủ thêm chững chạc, bản lĩnh. Các cựu binh ở đội tuyển sẽ đóng vai trò như "trợ lý" của HLV người Hàn Quốc để dìu dắt lứa trẻ. Vòng loại U.23 châu Á và SEA Games đều khó khăn, nhưng cứ phải khó mới "biết đá biết vàng". U.22 Việt Nam phải trải mình qua biến cố để trở nên đủ vững vàng cho hành trình ở đội tuyển quốc gia sau này.Chuyển đổi số 'xanh' giúp Việt Nam hấp dẫn đầu tư
Sáng 7.2, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Nam.Tại hội nghị, ông Phan Văn Bình, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết thúc hoạt động của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn (gồm 11 tổ chức Đảng), Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.Bên cạnh đó là quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và thành lập Đảng bộ UBND tỉnh trực thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, quyết định chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên.Hội nghị cũng công bố quyết định chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 22 người, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 9 người. Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Lê Trí Thanh (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) và bà Nguyễn Thị Hà (Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh) được chỉ định giữ chức Phó bí thư.Ban chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 được chỉ định gồm 21 người, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 6 người.Ông Lê Văn Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Quảng Nam, được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025; ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh và Nguyễn Xuân Đức, Phó bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam (cũ), được chỉ định giữ chức phó bí thư.Phát biểu giao nhiệm vụ, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết thời gian qua tỉnh đã triển khai quyết liệt các đề án, phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy đồng thời hoan nghênh sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 18.Theo ông Triết, 2 đảng bộ mới thành lập có vai trò, vị trí chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng, có vai trò lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, tham mưu lãnh đạo tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.Để đi vào hoạt động ngay và phát huy hiệu quả, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam yêu cầu thường trực 2 đảng bộ sớm kiện toàn bộ máy, ổn định công việc, tổ chức hoạt động sau ngày 15.2. Đồng thời, chuyển giao các tổ chức cơ sở đảng, khẩn trương xây dựng quy chế làm việc của 2 đảng bộ."Đây là mô hình mới, khối lượng công việc sẽ lớn hơn, yêu cầu quan trọng công việc cao hơn, yêu cầu cán bộ phải phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ công việc", ông Triết yêu cầu.Ông Triết đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung chuẩn bị tốt công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp và thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Thường xuyên theo dõi, rà soát, kịp thời nắm bắt, tham mưu tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, bảo đảm bộ máy mới đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt. Tuyệt đối không để gián đoạn trong công việc, góp phần tham mưu cũng như triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.
Bánh ba đậu nốt trầm của ký ức
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên, mở rộng điều tra, ngày 3.1 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng); đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) về tội hành hạ người khác.Theo điều tra, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh tất cả 30 cháu bé tại phòng 102 và lặp đi lặp lại nhiều lần.Vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng được phanh phui ngày 4.9, sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên.Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về sự việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vào ngày 4.9, Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý.Ngày 3.1, tin từ Công an Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen để điều tra hành vi "cố ý gây thương tích", "làm nhục người khác" và "gây rối trật tự công cộng". Khoảng 0 giờ 30 ngày 1.1, chị N.N.N (30 tuổi, nhân viên một ngân hàng có chi nhánh tại TP.Cần Thơ) sau khi dự tiệc tất niên của cơ quan thì bắt xe taxi về nhà ở P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều. Tới nơi, chị N. phát hiện bỏ quên chìa khóa nhà, chìa khóa ô tô ở cơ quan nên gọi điện thoại cho anh N.M.T (làm chung ngân hàng) nhờ lấy giúp. Khi anh T. mang chìa khóa đến cho N. thì được chị này tiếp tục nhờ đưa sang bờ hồ Xáng Thổi, đường Huỳnh Cương lấy đồ đạc cá nhân.Khi đến đường Huỳnh Cương, N. bước xuống từ ô tô của anh T. thì bị vợ anh T. là chị H.N.B.T (41 tuổi) nhìn thấy. Hai bên xảy ra lời qua tiếng lại, H.N.B.T lao vào đánh N. liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích; đồng thời còn xé áo, quần của nữ nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, N.T.N.Q, em gái của T. còn dùng mũ bảo hiểm đánh vào người N.Sau đó, chị N. đến Công an P.Thới Bình trình báo vụ việc. Bước đầu, tại cơ quan công an, H.N.B.T và N.T.N.Q thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Các thống kê cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới. Ví dụ, bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở phụ nữ nhiều gấp từ 2-3 lần so với nam giới. Các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, giả thuyết cho rằng có thể là do sự mất cân bằng nội tiết và yếu tố di truyền.
Lớp học tình thương của đôi vợ chồng già
Sau khi về Việt Nam, Ốc Thanh Vân xác nhận góp mặt trong Căn phòng câm lặng tại sân khấu kịch Hồng Vân. Vở diễn còn có sự tham gia của dàn nghệ sĩ như NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Hoàng Sơn, nghệ sĩ Đinh Mạnh Phúc cùng dàn diễn viên trẻ. Trong tác phẩm, Ốc Thanh Vân vào vai Ngọc, mắc căn bệnh mất trí nhớ tạm thời, chỉ có thể lưu giữ ký ức trong một ngày. Điều kỳ lạ là Ngọc luôn bị ám ảnh về một vụ tai nạn thảm khốc với hình ảnh cô gái không mắt mũi lượn lờ trong căn biệt thự. Đến khi Quý (Khôi Nguyên thủ vai) xuất hiện, những bí mật kinh hoàng được giấu kín bấy lâu dần hé lộ. Căn phòng câm lặng đánh dấu cột mốc quay lại với sân khấu kịch dịp tết của Ốc Thanh Vân, cũng là dịp nữ nghệ sĩ hội ngộ với đàn chị Hồng Vân. Từ khi trở về Việt Nam, diễn viên 8X đã tất bật tập luyện để chuẩn bị cho màn tái xuất này. Cô chia sẻ: “Sân khấu kịch Hồng Vân là mái nhà thứ hai, nơi tôi gắn bó thời gian dài, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Dù đi đâu thì tôi luôn hướng về, vì đó là cái nghiệp của mình khi đã quá yêu sân khấu”. Ốc Thanh Vân hài hước nói “về đến quê nhà tôi như sống lại” dù trước đó “đuối sức toàn tập”. Tại Việt Nam, nữ diễn viên nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên có thể yên tâm tập trung cho công việc ở sân khấu. “Tôi đã luyện tập cho não bộ của mình có khả năng thích nghi và làm việc tách biệt. Khi ở trên sân khấu kịch, tôi chỉ biết việc mình đang làm là nhân vật và vở diễn thôi. Rời khỏi đó, tôi mới làm việc khác. Cái đầu tôi những ngày vừa qua chia làm 3, 4 ngăn. Nhưng ngăn lớn nhất, chính là sân khấu. May mắn là tôi có trí nhớ tốt, nên thuộc thoại nhanh, tập kịch tôi dùng "trí nhớ dài hạn", bởi một vở diễn cần thời gian để diễn viên cảm nhận, thêm thời gian hoàn thiện sau khi công diễn, còn các việc khác tôi dùng "trí nhớ tạm thời", xong việc là xả ra cho nhẹ đầu”, nữ diễn viên bộc bạch. Vừa mới về Việt Nam, Ốc Thanh Vân không tránh khỏi tình trạng “jetlag”. Cô chia sẻ: “Lệch 4 tiếng giữa Melbourne và Việt Nam không phải là vấn đề, thậm chí là lệch nhiều hơn vẫn lướt qua được, nhưng đó là đi du lịch. Vì mình có thể ngủ trên xe, đến nơi hăm hở đi khám phá nên không thấy quá khác biệt. Nhưng khi sống một thời gian, cơ thể đã quen nhịp đó. Mấy ngày đầu, tôi tập kịch cùng mọi người đến 22 giờ là ngáp, nước mắt chảy ròng”. Khi được hỏi về lý do gắn bó với sân khấu dù cát sê không quá cao, Ốc Thanh Vân nói nhờ nơi này, cô được khán giả yêu mến, có thêm nhiều cơ hội hoạt động ở lĩnh vực khác như phim ảnh, lồng tiếng, MC hay kể cả công việc kinh doanh và dạy yoga. Người đẹp nêu quan điểm: “Tiền có thể kiếm bằng nhiều cách, nhưng cái ơn, cái gốc thì cả đời phải nhớ”.Về câu chuyện cát sê, Ốc Thanh Vân nói cô thường hay quên phong bì cát sê khi diễn ở sân khấu. Thỉnh thoảng khi mở túi ra, nữ diễn viên mới “phát hiện” tiền lương của mình vẫn chưa được dùng. “Thật sự tôi không đến sân khấu vì cát sê bởi nếu chỉ diễn kịch sẽ không đủ chi phí cho gia đình lớn. Ngày xưa, khi sân khấu kịch ở thời hoàng kim, có thời điểm Người vợ ma diễn kịch đủ 7 ngày trong tuần, cuối tuần mỗi ngày 2 - 3 suất, chưa kể đi lưu diễn tỉnh. Cát sê cũng đủ để tích lũy. Còn mùa tết này, ăn ngủ ở sân khấu, tôi cũng đủ tiền lì xì cho cả nhà, vừa về là có việc để làm đã cảm thấy vui”, Ốc Thanh Vân bộc bạch.